Trước khi mua sắm, bạn nên tạo một "shopping list" để giúp mình tập trung hơn và tránh được việc mua sắm một cách quá nhiều.
Đa số du học sinh thường gặp khó khăn khi lên kế hoạch chi tiêu cho
những tuần đầu sống ở một đất nước mới. Bạn sẽ bắt gặp những khoản chỉ
phải chi trả một lần, những khoản chi cho sự kiện, hoạt động cộng đồng
và hội nhóm cần tham gia, cùng với những thứ bạn muốn sắm sửa cho nơi ở
mới của mình. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bỏ túi dành cho sinh viên
quan tâm tới du học Anh.
Tiêu dùng phù hợp với ngân sách sinh viên
Bạn cần cân nhắc giữa số tiền bạn có và những thứ bạn cần phải mua. Lập
danh sách, quyết định xem những thứ nào bạn phải mua ngay và những thứ
nào chưa cần (nếu tương lai bạn vẫn cần đến chúng thì có thể mua sau).
Trang International Student Calculator là một công cụ hữu hiệu giúp bạn
tính toán ngân sách một cách hợp lý. Bạn nên đề ra một hạn mức nhất định
để chi tiêu trong một tuần, đặc biệt là những khoản chi cho việc giải
trí, đi ăn ở ngoài và gọi thức ăn sẵn. Dành riêng một khoản tiền để chi
trả các phí sẽ cần đến trong kỳ học tiếp theo. Ví dụ tiền thuê nhà, tiền
điện, nước, gas...
Nếu trường học của bạn có văn phòng hội sinh viên Student Union thì bạn
nên lang thang ở quanh khu nhà đó và để ý đến các bảng thông báo, tờ
rơi. Sinh viên thường hay quảng cáo và bán đồ của họ ở đó. Ví dụ như
sách chuyên ngành mà họ đã dùng xong. Bạn phải luôn tính toán thừa ra
một chút khi lên kế hoạch chi tiêu, tạo khoảng an toàn phòng khi những
thứ bạn cần đắt hơn so với bạn nghĩ. Nếu bạn đi ra ngoài chơi một buổi,
hãy chỉ mang theo số tiền mặt mà bạn muốn sử dụng cho buổi hôm đó. Nếu
có thể, bạn nên dùng tiền mặt để trả tiền. Một số du học sinh cho biết,
khi sử dụng tiền mặt họ tiêu ít hơn so với khi thanh toán bằng thẻ.
 |
Đa số du học sinh thường gặp khó khăn khi lên kế hoạch chi tiêu cho những tuần đầu sống ở một đất nước mới.
|
Cân nhắc thứ mà bạn thực sự cần
Trước khi mua sắm, bạn nên tạo một "shopping list" để giúp mình tập
trung hơn và tránh được việc mua sắm một cách quá nhiều. Ngoài ra, khi
đi mua sắm cùng một nhóm bạn chung nhà, đặc biệt là những vật dụng trong
nhà như xoong, chảo...; đồ dùng dành cho học tập như máy in, bạn có thể
bớt được một khoản tiền kha khá.
Một số bạn có thói quen đánh dấu bằng màu sắc lên các ghi chép của mình
và chú trọng nhiều đến hình thức, tuy nhiên, các món đồ văn phòng phẩm
đẹp mắt thường khá đắt tiền. Bạn nên nghĩ tới những thứ mình cần để sắp
sếp các ghi chú một các hiệu quả (cặp tài liệu, giấy note... ) trước khi
đi mua sắm. Bạn nên tìm đến những cửa hàng một pound (Pound store). Ở
đây, hầu hết mọi món đồ đều chỉ có giá một pound, những cửa hàng như thế
này đang trở nên ngày càng phổ biến trên toàn nước Anh.
Hạn chế mua đồ mới
Khi kỳ học mới bắt đầu, bạn sẽ thấy nhiều quà tặng được phát miễn phí -
thường là ở các hội chợ của các hội nhóm societies fair (nếu trường học
của bạn có tổ chức). Từ bút đến sổ hay cốc chén, bạn có thể thu thập
được những thứ bạn cần mà chẳng phải tốn tiền. Đối với những món đồ lớn
hơn như xe đạp, đồ dùng bếp hay đồ đạc trong nhà, bạn có thể tiết kiệm
được kha khá tiền nếu mua chúng ở những cửa hàng bán đồ từ thiện hoặc
những chợ đồ cũ. Bạn còn có thể sở hữu chúng miễn phí qua những trang
web freecycling – xem thêm tại Second hand shopping in the UK.
Những đồ dùng có thể mua cũ gồm tập file, hộp bút và sách (ai có thể
biết được những sinh viên cũ đã để lại những note hay hình vẽ thú vị nào
trên đó cho bạn). Các thư viện cũng thường xuyên bỏ đi một số sách cũ
để bổ sung thêm sách mới nên bạn cần để ý vào dịp đầu năm học để thu
thập chúng và cho những quyển sách cũ một ngôi nhà mới.
Nắm bắt thông tin kịp thời và tổ chức tốt cuộc sống
Các thư thông báo trên email hoặc các hội nhóm Facebook là một phương
tiện hiệu quả để nhận thông tin về những khuyến mãi mới nhất. Nhiều tổ
chức sẽ gửi thư thông báo về các chương trình khuyến mãi cho sinh viên,
phương thức nấu ăn khỏe mạnh và tiết kiệm hay những sự kiện thú vị dành
cho sinh viên cùng nhiều thứ khác. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một chiếc
điện thoại ở Anh, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng thật kỹ và hỏi
cửa hàng về những gói sản phẩm phù hợp nhất với ngân sách mình (tìm
hiểu thêm tại Chosing a UK mobile phone plan).
Bạn nên hỏi giáo viên của mình về những tài liệu online dành cho sinh
viên và cố gắng thường xuyên mượn sách của thư viện thay cho mua sách ở
ngoài. Bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ trước khi bỏ một một số tiền lớn ra
mua sắm. Nếu bạn xem quảng cáo trên báo hoặc trên mạng, hãy xem toàn bộ
trang quảng cáo đó. Những người trả nhiều hơn thường có được những vị
trí quảng cáo nổi bật hơn vậy nên bạn cần để ý đến khu vực cuối trang -
nơi mà bạn có thể thấy những sản phẩm hấp dẫn, giá rẻ nhưng chưa được
quảng cáo một cách hiệu quả mà thôi.
Một số cửa hàng và nhà hàng có chương trình khách thân thiết, như vậy,
bạn có thể thu thập điểm để nhận thưởng, chẳng hạn như lần mua hàng thứ
10 sẽ được miễn phí. Tuy vậy, bạn cần phải luôn cẩn thận và để ý đến
những dòng chữ in nhỏ trên các chương trình như thế này và đừng bao giờ
đăng ký cho những thứ bạn không muốn. Bên cạnh đó, có nhiều cách để tiết
kiệm khi mua thực phẩm, như đi mua vào cuối ngày (đây là lúc mà nhiều
sản phẩm được giảm giá) và nấu nhiều đồ ăn để ăn dần. Bạn có thể tham
khảo thêm Eating on a budget để có thêm nhiều mẹo hay.
Tái sử dụng, tái chế và hạn chế sử dụng:
Thói quen tái chế sản phẩm vừa giúp ích cho môi trường, vừa giúp ích
cho ví tiền của bạn. Bạn có thể mua bình đựng nước kim loại hoặc chai
được làm bằng chất liệu tốt để bạn có thể đổ thêm nước vào mang đi thay
vì mua mới ở trường hay mua hộp đựng bằng nhựa để đựng đồ ăn thừa và nên
nghĩ cách sử dụng lại thức ăn thừa thay vì vứt chúng đi. Bạn cũng có
thể trở nên sáng tạo hơn bằng cách dùng những tờ rơi, báo hay tạp chí cũ
để làm thiệp, giấy gói quà hay một món quà nhỏ cho những người bạn của
mình.