Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Trung tâm Gia Sư Bình Dương nói về Thơ

Trung tâm Gia Sư Bình Dương cho rằng Thơ là một thể loại văn học có mặt từ rất sớm, ở thời trung đại, thơ là toàn bộ văn học việt nam, nhưng hiện tại thơ là một thể loại văn học tiêu biểu cho nghệ thuật ngôn từ và thể hiện tình cảm, cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng hồng đã có một nhận xét đúng đắn về thơ, thơ là thơ. Tuy cùng sử dụng ngôn từ để truyền tải thông điệp nhưng thơ khác với truyện, kí, tiểu thuyết, văn bản hành chính. Thơ có những đặc trưng riêng của nó, thơ không có những nhân vật sự kiện cụ thể, thơ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng thơ còn là tiếng nói tình cảm, tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ, là cái tôi trữ tình mà nhà thơ sáng tạo hay phân thân gửi gắm vào thơ và là chất chỉ ba, sự im lặng, giữa các từ để làm nổi bật lên tình cảm, tư tưởng nhân sinh nào đó. 
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/trung-tam-gia-su-binh-duong-gioi-thieu-nha-tho-thanh-thao.html

Chế lan viên từng viết:
Bài thơ tôi tôi làm một nửa mà thôi
Còn một nửa thôi để cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn tôi là xào xạc lá
Nó không là thu nhưng nó là mùa
Những cảm xúc, rung động trong thơ đều là từ một hiện thực cuộc sống, nhưng nhà thơ không chỉ viết những cái đã có rồi mà tình cảm nhà thơ được siêu thanh, lắng đọng, được ý thức và bộc lộ trực tiếp trong từng câu chữ trong thơ.
Song, thơ đâu chỉ là thơ, với sóng hồng thơ cũng còn là nhạc, thơ du dương, ngân nga, tràn đầy âm điệu, vần điệu, nhạc điệu. Chỉ khác một điều, nếu nhạc sử dụng âm thanh để truyền tải cảm xúc thì thơ sử dụng sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ để truyền tải cảm xúc. Đặc trưng của thơ là tính hàm xúc và tính trữ tình. Do vậy, ngôn từ trong thơ phải được sắp xếp một cách nghệ thuật, gọn mà nặng, có dụng ý nhưng vẫn dễ đi vào cảm xúc người đọc, dễ thuộc, dễ nhớ bằng các vần điệu, âm điệu nhịp nhàng, du dương. Chẳng phải hàn mặc tử đã từng nói: tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một phím nhạc háy sao. Thơ mà không có vần điệu nhịp nhàng, không có âm điệu du dương trầm bổng thì có khác chi một đoạn văn xuôi với những câu đơn xuống dòng. 


Những bài thơ hay luôn là những bài có nhạc điệu khiến cho người đọc dễ thuộc dễ nhớ:
Mùa thu lưng chừng tới
Chiếc lá lưng chừng rơi
Lưng chừng em với tôi
Tình yêu hay tình bạn
Gia Sư Tri Thức Bình Dương cho rằng Thơ là thơ, thơ là nhạc và thơ cũng còn là họa nữa. Họa ở đây không phải là dùng màu sắc và hình ảnh, mà họa trong thơ nghĩa là gợi liên tưởng cho người đọc về một bức tranh có màu sắc, hình ảnh bằng cách sử dụng nghệ thuật ngôn từ. Vì thơ có tính hàm súc nên thơ cũng có tính gợi. Đọc bài thơ tiếng thu của lưu trọng lư, nhà thơ nào cũng có đưa cho ta một bức tranh thu nào đâu, vậy mà từng màu sắc, đường nét, hình ảnh thu cứ hiền lên dần trong trí tưởng tượng của ta theo từng câu chữ, như thể trên tay ta đang cầm một bức tranh vẽ mùa thu vậy:
Em không nghe mùa thu
Lá vàng rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

Bằng câu chữ nhà thơ gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh, màu sắc để khi gấp các trang thơ lại hình ảnh ấy, bức tranh ấy vẫn còn ám ảnh mãi trong lòng người đọc.
 xem thêm: dạy kèm bình dương

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Dạy Kèm Bình Dương phân tích bài thơ Tỏ Lòng



Dạy Kèm Bình Dương thấy rằng hình dung trời đất dọc ngang ngang dọc nam bắc đông tây bốn bể, mở ra không gian nhiều chiều thênh thang, rộng mở, thông suốt, không gì cản trở được thể hiện cái chí khí lớn lao kẻ làm trai của nhà thơ. Từ đó rút ra quan niệm về sứ mệnh người con trai sinh ra ở đời là mang theo món nợ về công danh, sự nghiệp. Qua đó, thấy được tinh thần trách nhiệm muốn được cống hiến cho dân, cho nước.
Câu thơ cuối khép lại bằng nỗi hổ thẹn của phạm ngũ lão:
Luống thẹn tai nghe thiết cũ hầu
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/day-kem-binh-duong-noi-ve-truyen-ngan-tam-tinh-cua-thach-lam.html

Vũ hầu gia cát lượng là một bậc tài trí nổi tiếng và dân vì nước, được biết đến qua lịch sử tam quốc diễn nghĩa. Cả cuộc đời trung thành, cúc cung tân tụy, lập nhiều chiến công cho nhà thục hán, cho nhân dân. Phạm ngũ lão cảm thấy thẹn với vũ hầu, cho thấy sự khiêm nhường của nhà thơ, tự cảm thấy bản thân chưa cống hiến được gì cho đất nước. Từ đó, khát vọng muốn lập được nhiều công trạng hơn nữa, muốn cống hieens nhiều hơn nữa. Đó là cái thẹn cao cả làm nên một nhân cách tươi đẹp. Giống như cái thẹn của nguyễn khuyến trong thu vịnh:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông đào
Nhân hứng rung động trước cảnh mùa thu đẹp, cất bút định làm thơ thì lại thẹn với ông đào. Ông đào là một nhà nổi tiếng ở trung quốc, đỗ tiến sĩ, sau chán ghét chốn quan trường thối nát nên đã dứt khoát treo ấn từ quan về sống ẩn dật đến cuối đời. Về tài học, tài thơ nguyễn khuyến có kém gì đào uyên minh. Có lẽ cụ nguyễn khuyến cới ông đào là hai khí tiết, không ngừng oán hận về những năm tháng nguyễn khuyến tham gia guồng máy chính quyền thối nát tào bạo lúc bấy giờ. Đó là nỗi niềm, tấm lòng chân thực và cái tâm can của một tâm hồn lớn, một nhà thơ lớn.
Gia Sư Bình Dương Thủ Dầu Một thấy rằng hai câu thơ cuối bộc lộ hoài bão lớn lao và cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Nhưng đó không chỉ là lẽ sống của một cá nhân mà là lí tưởng đẹp đẽ của cả thời đại luôn muốn vượt lên bản thân mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp, cuộc đời chung. Chính lí tưởng ấy đã tạo nên một thời đại tràn đầy hào khí và chiến công.

Bài thơ tuy ngắn, chỉ có bốn câu nhưng ý tứ thì cô đọng, hàm súc, mang tầm vóc sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ vừa là nỗi lòng, là những cảm xúc riêng của phạm ngũ lão, vừa khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ thời trần, vừa mang cái khí chung của hào khí đông anh tràn ngập chiến công.
 xem thêm: gia sư ở bình dương

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Gia Sư Bách Khoa Bình Dương phân tích đoạn Trao Duyên



Gia Sư Ở Bình Dương thấy rằng, tình duyên là cái việc con người ta không ai có thể áp đặt. Cho nên, dù là chị em, Kiều vẫn luôn tôn trọng, hiểu cho sự thiệt thòi, đặt em trong mối quan hệ bình đẳng, ngang hàng, em có chịu thì chị mới thưa. Song, kiều đang ở trong tình trạng bất lực nên chỉ có Thúy Vân mới có khả năng gửi gắm, chỉ có một thời điểm để gửi gắm, gửi gắm cái tài sản duy nhất, cái hi vọng cuối cùng của một con người sắp đi xa. Do đó, bốn câu thơ đã nói hết tình trông cậy, ủy thác và nài ép, không cho em chối từ. Nhờ cậy xong, kiều mới nói lí do. Kiều đã kể lại những kier niệm hẹn ước Kim Trọng.
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-bach-khoa-binh-duong-noi-ve-nguoi-lai-do-song-da-cua-nguyen-tuan.html
 
Đồng thời, sự trùng điệp lặp lại ba lần từ khi, khi gặp khi ngày khi đêm đã nói lên sự thề ước một lần sâu nặng, không thể nuốt lời, bội tình duyên thắm thiết mà mông. Thúy vân tiếp nối thay cho kiều trả nghĩa Kim Trọng. Ngoài ra, kiều nhắc lại nguyên nhân của tình yêu kiều bị tan vỡ. Từ đây, kiều viên dẫn vào tuổi trẻ của vân và tình máu mủ của hai chị em, viện dẫn vào cái chết để bộc lộ thái độ biết ơn sự hi sinh của em. Điều đặc biệt trong bốn câu thoư từ giờ trở đi kiều coi như mình đã chết, như người chết. Câu ngày xuân em hãy còn dài có nghĩa là ngày xuân của chị đã hết rồi, chị chỉ còn thịt nát xương mòn và ngậm cười chín suối, nơi cõi chết, chín suối là nơi đất rát sâu, chỗ người ta mai táng người chết. Lời tâm sự tha thiết, cũng là lời nhờ cậy của thúy kiều, kết hợp cả lí lẽ và tình cảm, hành động và lời nói giàu sức thuyết phục, khiến Thúy Vân không thể chối từ.
Qua đó, cho thấy thúy kiều là người con gái thông minh và thể hiện được tài năng lựa chọn ngôn ngữ tinh tế, chính xác của nguyễn du.
Gia Sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng chiếc vành là tặng vật đầu tiên Kim Trọng tặng cho kiều khi nàng nhận lời. Tờ mây là tờ hoa tiên có vè vân mây, trên đó kiều đã ghi lời thề, lời hẹn ước. Nhưng lạ nhất là câu tiếp theo duyên này thì giữ vật này là của chung. Hoài thanh đã bình câu này rất hay của chung là của ai bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ. 


Duyên ở đây là nhân duyên, duyên phận, cơ duyên, tức là sự run rủi của số phận cho hai người trai gái lấy nhau. Nhưng kỉ vật là của chung. Chữ giữ có vẻ như là kiều còn muốn giữ cho mình, không muốn trao cả cho em. Biết phân biệt thế nào đây không dễ rạch ròi. Chiếc vành, tờ mây là những vật hữu hình nhưng lại là tiếng nói bền bỉ, lặng thầm của cái khái niệm vô hình, kiều trao kỉ vật, nhưng cái hồn kỉ vật tức mối tình trao gửi, nơi đôi mày, cái mắt, cái ngất ngây, cái nồng nàn, lời thề dưới ánh trăng thì trao làm sao được. Nó thuộc về quá khứ, chôn sâu trong trái tim kiều, cho nên chỉ có thể là của chung. Vật làm tin là cái hữu hình, trao em nhưng thực chất lại là của chung.

Sự phân hợp chồng chéo, đan gài vào nhau tạo nên tâm trạng mâu thuẫn, nhức nhối, riêng với cái chung, giữa mất với còn, giũa hạnh phúc với bất hạnh, giữa tương lai với hiện tại.
xem thêm: gia sư tại bình dương

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

gia sư ở bình dương cảm nhận đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm



Gia Sư Tại Bình Dương cảm nhận đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước gắn với cội nguồn cao quý đẹp đẽ thiêng liêng qua huyền thoại con rồng cháu tiên
Đất nước ta là nơi dân mình đoàn tụ
Đất nước là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc long quân và âu cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Nơi rồng ở, nơi chim về là những vùng đất lành chim đậu, vùng đất yên bình và thiêng liêng. Lạc long quân và âu cơ chính là hai người tổ tiên đầu tiên đã khai thiên lập địa, tạo ra con người trong truyền thuyết việt nam, cho thấy đất nước mình mang dáng hình huyền thoại, cao quý. Tất cả đồng bào ta đều sinh ra trong bọc trứng của âu cơ, yêu thương nhau, cùng chung một dòng máu. Niềm tự hào về cội nguồn đất nước cũng là một biểu hiện của xúc cảm nồng nàn.
Từ những xúc cảm nồng thắm, chân thành, đoạn thơ nâng cao lên thành những suy tư sâu lắng về đất nước. Nguyễn khoa điềm suy tư về bề dày văn hóa của đát nước liệu sau này có được lưu truyền gìn giữ. Đất nước muốn được hoàn thiện thì phải là sự nối tiếp các thế hệ của quá khứ , hiện tại và tương lai.
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Điệp cấu trúc những ai và cặp từ đã khuất bây giờ nhấn mạnh vai trò trách nhiệm đối với đất nước đặt trên vai của tất cả mọi người, mọi người đều phải cí ý thức xây dựng đất nước. Để đất nước còn tồn tại mãi mãi đất nước còn phải làm sao tiếp nối các truyền thống tốt đẹp
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-o-binh-duong-noi-ve-nguyen-trai-voi-tam-long-nguoi-cha.html

Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu nguyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
Yêu nhau sinh con đẻ cái nói đến truyền thống tiếp bước cha ông của người việt nam. Nguyễn khoa điềm còn nhắc nhở mọi người đăc biệt là người trẻ tất cả mọi thứ từ ấm nó đến sự bình yên đều phải trả giá bằng rất nhiều máu và nước mắt sự hi sinh của các thế hệ đi trước:
Xưa yêu thương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần máu thịt của em tôi
Gia Sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng thơ của Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng. Nguyễn khoa điềm đã sáng tạo một hình tượng đất nước thân quen và mới lạ trong thi ca việt nam. Nhà thơ hoàn toàn không dùng đến ngòi bút tả cảnh, đến màu sắc và hình thức bên ngoài. Ông khơi dậy những gì thầm kín nhất trong cuộc sống mỗi con người, trong thế giới tinh thần của họ, trong ngôn từ, tên gọi khắc họa nên một đất nước toàn vẹn đó chính là khơi dậy cảm xúc chân thành. Ngoài ra, ông còn dùng những suy tư sâu lắng để đánh thức ý thức trách nhiệm trong lòng mỗi con người.

Bên cạnh đó, đoạn thơ còn hấp dẫn người đọc bằng nghệ thuật độc đáo. Chiết tự hai yếu tố đát và nước để thấy được hai yếu tố khơi nguồn, cơ bản của cuộc sống. Hai yếu tố này tạo thành một thể thống nhất không thể tách rời. Chất liệu văn hóa dân gian tiếp tục được vận dũng sáng tạo trong hình thức những câu thơ tự do, linh hoạt, nhịp điệu tạo nên không gian nghệ thuật lãng mạn bay bổng.
Một hình tượng đất nước sừng sững trong tâm trí người đọc qua bao năm tháng không thể được xây dựng chỉ bằng miêu tả bên ngoài. Mà chính tác giả phải có những xúc cảm nồng nàn để dần dần đi vào lòng người đọc và suy tư sâu lắng để gợi ý thức vfa suy nghĩ trách nhiệm trong lòng người đọc. Có như thế người đọc mới nhìn đất nước bằng tâm hồn của mình, yếu đát nước hơn.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Gia sư dạy kèm Bình Dương phân tích cảnh lẻ loi của người chinh phụ


Gia sư dạy kèm Bình Dương cho rằng kiếp phụ nữ là kiếp hoa, người phụ nữ trong xã hội phong kiến giống như một đóa hoa vừa có hương vừa có sắc nhưng lại mong manh và dễ úa tàn, gánh chịu những đoạn trường đầy cay đắng khổ đau. Chinh phụ ngâm của đặng trần khôn là khúc hát về mối tình của người vợ có chồng ra chiến trận. Trong đó, đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khắc họa rõ nét nỗi cô đơn cô độc của người phụ nữ sau khi tiễn chồng ra chiến trường và niềm lo lắng, xót xa, chờ đợi chồng trở về.
http://giasubinhduong.edu.vn/bai-van-hay/gia-su-day-kem-binh-duong-noi-ve-bai-tho-dat-nuoc-tren-phuong-dien-lich-su.html
 
Đoạn trích từ câu 193 đến câu 228 khi tiễn chồng đi chiến trường. Nhớ lại những ngày đầu, khi chiến tranh vừa mới diễn ra. Ngày ấy, người chinh phụ đinh ninh việc chồng tham gia và chiến trận là hoàn toàn cần thiết.
Gia sư Bình Dương thấy rằng cầm gươm ra trận là nghĩa vụ là danh dự của đáng nam nhi hào kiệt thời bấy giờ. Vả lại đây cũng là dịp lập công danh, đem vinh quang về cho gia đình. Vì thế, trong không khí chung của buổi tiễn biệt sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng người chinh phụ lòng dằng dặc buồn song cũng rất tự hào về chồng của mình. Thế nhưng, thực tế chua cay mà nàng phải nếm trải trong những tháng năm khắc khoải đợi chờ đã xóa bỏ niềm tin bồng bột  của nàng vào cuộc chiến. Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, hòng tranh giành quyền lực, tước phong. Càng nghĩ người chinh phụ càng oán ghét chiến tranh và hối hận vì đã để chồng lên đường.
Lúc ngắm lại thấy màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
gia su day kem binh duong noi ve cong-dung-ngon-hanh

Vì một áng công danh mà tình đành dang dở. Chiến tranh gây ra biết bao đau khổ, khiến vợ chồng xa cách, gia đình ly tan. Ngày nối tiếp ngày, người chinh phụ sống trong nỗi cô đơn, lẻ loi đắm chìm trong đợi chờ đến hóa đá. Đêm là khoảng thời gian con người đối mặt với thực tại, bộc lộ tâm trạng của mình. Một mình dạo hiên vắng không một bóng người, người chinh phụ gieo từng bước nặng nhọc, càng làm tô đậm tình cảnh cô độc, lẻ loi của nàng. 
gia su day kem binh duong noi ve tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu

Qua từng cử chỉ, từng bước đi, từng hành động lặp lại hết buông rèm rồi lại cuốn rèm, đều thể hiện tâm trạng rối bời, nỗi niềm khắc khoải, mong chờ lo lắng canh cánh khôn nguôi trong lòng. Biện pháp đối xứng dạo hiên vắng ngồi rèm thưa tạo nhạc điệu dồi dào diến tả tinh tế tình trạng đau buồn cùng với những âm điệu, thanh âm như lời oán trách thở than sầu muộn của người chinh phụ.
xem thêm: gia sư bình dương thủ dầu một