Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Trung tâm Gia Sư Bình Dương nói về Thơ

Trung tâm Gia Sư Bình Dương cho rằng Thơ là một thể loại văn học có mặt từ rất sớm, ở thời trung đại, thơ là toàn bộ văn học việt nam, nhưng hiện tại thơ là một thể loại văn học tiêu biểu cho nghệ thuật ngôn từ và thể hiện tình cảm, cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng hồng đã có một nhận xét đúng đắn về thơ, thơ là thơ. Tuy cùng sử dụng ngôn từ để truyền tải thông điệp nhưng thơ khác với truyện, kí, tiểu thuyết, văn bản hành chính. Thơ có những đặc trưng riêng của nó, thơ không có những nhân vật sự kiện cụ thể, thơ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng thơ còn là tiếng nói tình cảm, tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ, là cái tôi trữ tình mà nhà thơ sáng tạo hay phân thân gửi gắm vào thơ và là chất chỉ ba, sự im lặng, giữa các từ để làm nổi bật lên tình cảm, tư tưởng nhân sinh nào đó. 
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/trung-tam-gia-su-binh-duong-gioi-thieu-nha-tho-thanh-thao.html

Chế lan viên từng viết:
Bài thơ tôi tôi làm một nửa mà thôi
Còn một nửa thôi để cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn tôi là xào xạc lá
Nó không là thu nhưng nó là mùa
Những cảm xúc, rung động trong thơ đều là từ một hiện thực cuộc sống, nhưng nhà thơ không chỉ viết những cái đã có rồi mà tình cảm nhà thơ được siêu thanh, lắng đọng, được ý thức và bộc lộ trực tiếp trong từng câu chữ trong thơ.
Song, thơ đâu chỉ là thơ, với sóng hồng thơ cũng còn là nhạc, thơ du dương, ngân nga, tràn đầy âm điệu, vần điệu, nhạc điệu. Chỉ khác một điều, nếu nhạc sử dụng âm thanh để truyền tải cảm xúc thì thơ sử dụng sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ để truyền tải cảm xúc. Đặc trưng của thơ là tính hàm xúc và tính trữ tình. Do vậy, ngôn từ trong thơ phải được sắp xếp một cách nghệ thuật, gọn mà nặng, có dụng ý nhưng vẫn dễ đi vào cảm xúc người đọc, dễ thuộc, dễ nhớ bằng các vần điệu, âm điệu nhịp nhàng, du dương. Chẳng phải hàn mặc tử đã từng nói: tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một phím nhạc háy sao. Thơ mà không có vần điệu nhịp nhàng, không có âm điệu du dương trầm bổng thì có khác chi một đoạn văn xuôi với những câu đơn xuống dòng. 


Những bài thơ hay luôn là những bài có nhạc điệu khiến cho người đọc dễ thuộc dễ nhớ:
Mùa thu lưng chừng tới
Chiếc lá lưng chừng rơi
Lưng chừng em với tôi
Tình yêu hay tình bạn
Gia Sư Tri Thức Bình Dương cho rằng Thơ là thơ, thơ là nhạc và thơ cũng còn là họa nữa. Họa ở đây không phải là dùng màu sắc và hình ảnh, mà họa trong thơ nghĩa là gợi liên tưởng cho người đọc về một bức tranh có màu sắc, hình ảnh bằng cách sử dụng nghệ thuật ngôn từ. Vì thơ có tính hàm súc nên thơ cũng có tính gợi. Đọc bài thơ tiếng thu của lưu trọng lư, nhà thơ nào cũng có đưa cho ta một bức tranh thu nào đâu, vậy mà từng màu sắc, đường nét, hình ảnh thu cứ hiền lên dần trong trí tưởng tượng của ta theo từng câu chữ, như thể trên tay ta đang cầm một bức tranh vẽ mùa thu vậy:
Em không nghe mùa thu
Lá vàng rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

Bằng câu chữ nhà thơ gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh, màu sắc để khi gấp các trang thơ lại hình ảnh ấy, bức tranh ấy vẫn còn ám ảnh mãi trong lòng người đọc.
 xem thêm: dạy kèm bình dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.