Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Dạy Kèm Bình Dương phân tích bài thơ Tỏ Lòng



Dạy Kèm Bình Dương thấy rằng hình dung trời đất dọc ngang ngang dọc nam bắc đông tây bốn bể, mở ra không gian nhiều chiều thênh thang, rộng mở, thông suốt, không gì cản trở được thể hiện cái chí khí lớn lao kẻ làm trai của nhà thơ. Từ đó rút ra quan niệm về sứ mệnh người con trai sinh ra ở đời là mang theo món nợ về công danh, sự nghiệp. Qua đó, thấy được tinh thần trách nhiệm muốn được cống hiến cho dân, cho nước.
Câu thơ cuối khép lại bằng nỗi hổ thẹn của phạm ngũ lão:
Luống thẹn tai nghe thiết cũ hầu
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/day-kem-binh-duong-noi-ve-truyen-ngan-tam-tinh-cua-thach-lam.html

Vũ hầu gia cát lượng là một bậc tài trí nổi tiếng và dân vì nước, được biết đến qua lịch sử tam quốc diễn nghĩa. Cả cuộc đời trung thành, cúc cung tân tụy, lập nhiều chiến công cho nhà thục hán, cho nhân dân. Phạm ngũ lão cảm thấy thẹn với vũ hầu, cho thấy sự khiêm nhường của nhà thơ, tự cảm thấy bản thân chưa cống hiến được gì cho đất nước. Từ đó, khát vọng muốn lập được nhiều công trạng hơn nữa, muốn cống hieens nhiều hơn nữa. Đó là cái thẹn cao cả làm nên một nhân cách tươi đẹp. Giống như cái thẹn của nguyễn khuyến trong thu vịnh:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông đào
Nhân hứng rung động trước cảnh mùa thu đẹp, cất bút định làm thơ thì lại thẹn với ông đào. Ông đào là một nhà nổi tiếng ở trung quốc, đỗ tiến sĩ, sau chán ghét chốn quan trường thối nát nên đã dứt khoát treo ấn từ quan về sống ẩn dật đến cuối đời. Về tài học, tài thơ nguyễn khuyến có kém gì đào uyên minh. Có lẽ cụ nguyễn khuyến cới ông đào là hai khí tiết, không ngừng oán hận về những năm tháng nguyễn khuyến tham gia guồng máy chính quyền thối nát tào bạo lúc bấy giờ. Đó là nỗi niềm, tấm lòng chân thực và cái tâm can của một tâm hồn lớn, một nhà thơ lớn.
Gia Sư Bình Dương Thủ Dầu Một thấy rằng hai câu thơ cuối bộc lộ hoài bão lớn lao và cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Nhưng đó không chỉ là lẽ sống của một cá nhân mà là lí tưởng đẹp đẽ của cả thời đại luôn muốn vượt lên bản thân mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp, cuộc đời chung. Chính lí tưởng ấy đã tạo nên một thời đại tràn đầy hào khí và chiến công.

Bài thơ tuy ngắn, chỉ có bốn câu nhưng ý tứ thì cô đọng, hàm súc, mang tầm vóc sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ vừa là nỗi lòng, là những cảm xúc riêng của phạm ngũ lão, vừa khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ thời trần, vừa mang cái khí chung của hào khí đông anh tràn ngập chiến công.
 xem thêm: gia sư ở bình dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.